Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

HUỲNH THỤC VY - Kẻ phản động


Nhân dịp những ngày tháng 4 lịch sử, ngày mà cách đây 44 năm triệu triệu com tim người dân Việt đang thổn thức chờ đón những thắng lợi cuối cùng, và rồi ngày ấy cũng đã đến, chấm dứt những năm tháng lầm than, chấm dứt đời nô lệ, non sông thu về một mối, toàn dân tộc Việt Nam hiển nhiên làm chủ vận mệnh của đất nước. 
Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó để lại cho đất nước ta không hề nhỏ, bom mìn sau chiến tranh còn vương vãi khắp đất nước, rồi di chứng chất độc da cam/dioxin… gần nữa thế kỷ trôi qua, với nổ lực không ngừng của toàn dân tộc và sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của bạn bè quốc tế, đất nước đã hồi sinh và phát triển. Tuy nhiên, sau ngày đất nước thống nhất, một bộ phận không nhỏ cốt cán của chế độ cũ hiện cư trú ở nước ngoài, kể cả lực lượng đang còn sống trong nước vẫn còn nuối tiếc thời vàng son huy hoàng nên điên cuồng chống phá. Về lẽ phải không ai chấp nhận điều đó nhưng cũng dễ cảm thông vì đó là sự nuối tiếc của những người trong cuộc. Điều đáng nói ở đây là có những kẻ được sinh ra trong hòa bình không biết đến chiến tranh, ăn cơm Việt, uống nước Việt mà lớn lên từng ngày nhưng khi trưởng thành lại mờ mắt bởi những cám dỗ từ đồng tiền của các thế lực thù địch mà quay lưng lại, tự chối bỏ Tổ quốc. 
Chúng ta hãy xem hình bên, đây là nội dung đăng trong địa chỉ facebook của Huỳnh Thục Vy vào ngày 21/4/2019, không cần phải giải thích gì thêm chúng ta cũng đủ hiểu cô ta là một con người thâm độc, luôn kích động, gây chia rẽ đoàn kết tôn giáo với Đảng, Nhà nước. Ngày chúa phục sinh thì sao, treo lá cờ Tổ quốc có làm ảnh hưởng gì không? Nhà thờ trên đất Việt, bên trong nhà thờ là những người dân Việt, treo cờ Tổ quốc vào ngày lễ là điều bình thường thôi, chỉ có những kẻ tâm địa không trong sáng mới nghĩ đến những câu vờ như ngớ ngẫn nhưng thâm độc, gây chia rẽ đó thôi. Được biết, cô ta sinh ngày 20 tháng 11 năm 1985,  quê quán: Thôn Phú Quý, Tam Kỳ, Quảng Nam; Chổ ở hiện nay: Tổ dân phố Hợp Thành 2, Thống Nhất, Buôn Hồ, Đắk Lắk (năm 2005); từ năm 2004-2007 học tại trường Đại học kinh tế Đà Nẵng. từ năm 2012 đến nay người phụ nữ này cùng chồng là Lê Khánh Duy tham gia viết bài phát tán nhiều tài liệu tuyên truyền chống phá Đảng, nhà nước. viết tán phát tài liệu với chủ đề  “Nổi niềm Giáng sinh", "Khôn ngoan đến mức độ nào" đòi ( đa nguyên đa đảng, luật pháp, chủ quyền lãnh thổ, y tế, giáo dục, tư hữu đất đai, xã hội dân sự), vận động nhân dân chống lại chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Ngày 1/07/2012 tham gia biểu tình tại TP Hố Chí Minh đòi "tự do dân chủ, nhân quyền", cơ quan chức năng bắt áp giải về Quảng Nam. Từ năm 2013 đến nay đứng ra tổ chức "Hội phụ nữ nhân quyền", đồng thời tham gia các tổ chức "Hội anh em dân chủ", "Hội bầu bí tương thân". Được tổ chức nhân quyền thế giới trao tặng giải thưởng nhân quyền.
Huỳnh Thục Vy
Vào dịp 02/9/2018 cô ta đã dùng sơn trắng xịt lên lá cờ Tổ quốc nơi cô ta cư trú. Ngày 30/11/2018, Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cô ta vì tội xúc phạm Quốc Kỳ.
Theo cáo trạng, do ý thức coi thường pháp luật của Nhà nước, vào lúc 11 giờ ngày 1/9/2017, tại tổ dân phố Tân Hà 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, Huỳnh Thục Vy điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường Hồ Chí Minh, đến trước số nhà 1222 đường Hùng Vương, phường Thống Nhất thì dừng lại. Tại đây, Vy một tay cầm lá cờ, một tay dùng bình sơn mi ni xịt sơn màu trắng lên chính giữa ngôi sao của 2 lá cờ Tổ quốc do UBND phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9. Sau đó, Vy lấy điện thoại di động chụp hình Vy cùng hai lá cờ bị xịt sơn rồi điều khiển xe máy về nhà. Đến 12 giờ 16 phút ngày 1/9/2017, Vy đăng hình ảnh chụp với hai lá cờ Tổ quốc bị xịt sơn lên mạng xã hội Facebook và ghi nội dung “Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng”. Ngày 3/9/2017, Công an phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ phát hiện 2 lá cờ Tổ quốc cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hùng Vương, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ bị dính nhiều chất màu trắng ở phần ngôi sao nên đã lập biên bản tạm giữ và bàn giao cho Công an thị xã Buôn Hồ điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Huỳnh Thục Vy mức án 2 năm 9 tháng tù giam. Tuy nhiên, vào thời điểm đó cô ta có một con gái nhỏ hơn 20 tháng tuổi và đang mang thai tám tuần, được hoãn thi hành án cho đến khi con tròn ba tuổi nhưng bị cấm rời khởi nơi cư trú cho đến khi có thể thi hành án.
Huỳnh Thục Vy là một đối tượng chống chính trị, là một kẻ thâm độc, luôn kích động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo, quay lưng lại với Tổ quốc. Vì cuộc sống bình yên, hãy chung tay đấu tranh và trừng trị nghiêm khắc./.

                                                                                    Thái Ân

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

THÁNG 4 VÀ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI


Người nằm trên giường là Trung tá Đặng Văn Việt, Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174, một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng được thực dân Pháp mệnh danh là "Hùm xám đường số 4" do thành tích chỉ huy đơn vị trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bắt sống cả hai chỉ huy binh đoàn Pháp là trung tá Marcel Lepage và Pierre Charton.
Hà Nội một ngày tháng 11 tiết trời trở lạnh, khu điều trị tích cực Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô nằm trên tầng 8 im ắng đến đáng sợ. Từ cửa thang máy đi ra bốn vị tướng quân đội, dẫn đầu là một người đàn ông rất lớn tuổi trong bộ quân phục bạc màu, đôi cầu vai đeo quân hàm trung tướng.
Vừa bước đi, vị trung tướng già dẫn đoàn vừa hỏi cô y tá:
- Cháu cho hỏi ông Việt lão thành cách mạng nằm ở phòng nào?
- Dạ ông ấy nằm ở phòng 810 ạ, ông là thế nào với ông ấy ạ?
- Ông là cấp dưới của ông ấy!
Người đàn ông lớn tuổi trả lời nhanh gọn dứt khoát. Cô y tá tròn mắt, ngỡ ngàng ngước lên nhìn thật kỹ vị tướng đã chạm 94 tuổi đang thoăn thoắt đi lại phía cửa phòng 810.
Bên chiếc giường phủ tấm ra trắng toát, một ông lão gầy guộc đang nằm lim dim ngủ.
Vị trung tướng già chậm rãi đi tới, đôi tay trận mạc to bè gân guốc sẫm đồi mồi khẽ đưa ra nắm lấy tay người đang nằm rồi cất giọng gọi:
- Anh Việt ơi, em là lính của anh đến thăm anh đây.
Ông lão suýt soát 100 tuổi đang nằm trên giường bệnh khẽ trở mình, mở đôi mắt già nua mờ đục ra nhìn hồi lâu rồi nói:
- Ai đấy? Ai đấy?
Một vị trung tướng khác trẻ hơn đứng bên cạnh trung tướng già vội cắt lời:
- Cháu Nguyễn Mạnh Đẩu ở Lục quân đây ạ. Đây là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4. Bên này là Thiếu tướng Tạ Quang Chính - con trai Bộ trưởng Tạ Quang Bửu; bên này nữa là Thiếu tướng Hồ Thủy - con gái anh Hồ Sỹ Ngận.
Trên giường bệnh, ông lão vừa dứt cơn ho, đưa tay ra nắm chặt tay vị trung tướng rồi khẽ mỉm cười. Ông không nói thành lời nhưng đôi môi run run, những tiếng thở cứ dồn dập thành đợt.
Vị trung tướng già tiếp tục nói:
- Anh Đặng Văn Việt ơi, hổ xám đường số 4 ơi, em Quốc Thước, lính của anh đây. Ngày nào anh làm trung đoàn trưởng, em mới còn là trung đội trưởng, thế mà giờ đã trăm tuổi cả rồi anh ơi...
Nói đoạn, ông đưa gói quà nhỏ đã chuẩn bị kỹ từ nhà cho người đang nằm trên giường bệnh. Căn phòng đầy chật nghĩa tình, những bệnh nhân già khác đang nằm đều ngẩng lên dõi theo câu chuyện, mấy cô y tá và anh bác sĩ trẻ ngơ ngẩn nghe.
Bốn vị tướng đứng vây quanh giường bệnh. Ông lão nằm trên giường dứt tiếng thở khò khè định nói gì đó mà không được. Ánh mắt ông tươi vui hơn hẳn ngày thường.
Vị trung tướng già cười rạng rỡ, nắm chặt tay người thủ trưởng rồi nói:
- Anh mau khỏe, hôm nào anh về bọn em qua thăm, uống rượu, kể chuyện Đường số 4, chuyện kéo cờ ở Kỳ đài Huế... Rồi anh còn đi đánh tennis, đi xe máy, khiêu vũ nữa chứ...
Ông lão nằm trên giường bệnh gật đầu nhẹ, khẽ mỉm cười.
Cô y tá trẻ quay sang hỏi tôi:
- Anh ơi, ông cụ chắc phải là thượng tướng, đại tướng đấy nhỉ?
Tôi nhìn cô một lát rồi trả lời:
- Không em ạ. Ông ấy cả đời chỉ đeo quân hàm trung tá. Nhưng ông ấy là một huyền thoại!
Cô y tá ngơ ngác hồi lâu rồi bất chợt đưa tay lên lau vội giọt nước mắt vừa lăn xuống má...

                                    Đỗ Thái Ân
                                 (Theo nguồn ảnh Giang Mèo)


NHÂN LÊN LÒNG YÊU NƯỚC, NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC


“Ta viết tiếp bài thơ báng súng - Con lớn lên viết tiếp thay cha - Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống - Người hôm nay viết tiếp người hôm qua” ... (Bài thơ báng súng - Hoàng Trung Thông).
“Độc lập, tự do” - Hai từ thiêng liêng cáo quý đó cả dân tộc Việt Nam đã phải gồng mình suốt mấy ngàn năm lịch sử. Tổ quốc ta được như ngày nay là kết tinh của hồn thiêng sông núi, của bản lĩnh, trí tuệ, máu xương của lớp lớp thế hệ cha anh đi trước. Điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử, quá trình chế ngự thiên nhiên và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước đã hình thành lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, thân ái cho mỗi người dân Việt Nam. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau. Năm 1945, khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác hỏi “Đồng bào nghe tôi nói rõ không?”. Những lúc đứng trước những tình huống khó khăn, “nước sôi, lửa bỏng”, Bác sử dụng hai tiếng “đồng bào” để hiệu triệu; khi đất nước bình yên, Bác gọi “đồng bào” với sự trìu mến, thân thương và quan tâm chăm chút. Ngay cả trước lúc đi xa, trong bản Di chúc lịch sử, Bác vẫn thiết tha muốn “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Tổng kết lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Người đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. 
Chúng ta đang bước vào thời kỳ mới tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Thách thức và khó khăn không hề nhỏ nhưng chúng ta cũng có những cơ hội và thuận lợi cơ bản. Đó là thế và lực của đất nước đang ngày được tăng cường, uy tín và vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên trường quốc tế. Thế giới đang thay đổi từng ngày, nhưng không ít thế lực thù địch vẫn âm mưu đang tìm mọi cách để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta, chống phá Quân đội ta về chính trị, tư tưởng với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, nguy hiểm hơn. Hẳn chúng ta vẫn không thể nào quên bài học về các vụ gây rối ở Tây nguyên những năm 2001 và 2004; rồi bài học về sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh gây ra, các thế lực thù địch đã xúi giục, hàng nghìn người đã cùng nhau hô hào lao vào đập phá nhà máy do người Trung Quốc đầu tư dẫn đến một số nhà máy bị hư hỏng, đóng cửa, hàng nghìn người mất việc làm, không những vậy còn phải bồi thường, làm mất đi hình ảnh đẹp trong kêu gọi đầu tư nước ngoài đến Việt Nam… gây thiệt hại cho đời sống người dân và hoạt động xã hội và sâu xa hơn, những hành vi này còn làm ảnh hưởng, làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế vốn lâu nay coi chúng ta là đất nước thân thiện, yêu chuộng hòa bình...Thêm vào đó, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường làm cho nhiều người dân chỉ mải mê kiếm tiền bằng mọi cách, mà ít nghĩ đến vận mệnh đất nước. Trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và làm giảm sức chiến đấu của Đảng ta.
Rõ ràng xu thế toàn cầu hóa đang có những tác động không nhỏ đến tinh thần yêu nước hiện nay của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau. Chúng ta dễ dàng tiếp cận được với thế giới dưới những hình thức đa dạng của toàn cầu hóa, ranh giới giữa các nước như mờ đi, khoảng cách địa lý như ngắn lại, mức độ cập nhật thông tin như tức khắc, sự xâm nhập lẫn nhau về tư tưởng, lối sống giữa các quốc gia là rất lớn. Trước tình hình đó, nhiều người tự thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc được đánh thức. Nhưng mặt khác, cũng đã xuất hiện không ít tư tưởng so sánh rồi bi quan về tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác. Thậm chí đã có người đánh đổi tất cả, kể cả Tổ quốc để đến được một cuộc sống vật chất tốt hơn. Không ít người được cử ra nước ngoài học tập nhưng lại không muốn trở về nước để phục vụ Tổ quốc, họ tìm mọi cách ở lại nhằm có được cuộc sống giàu sang, sung sướng cho riêng mình. Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước vốn có trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Nhiều thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không muốn cống hiến, chỉ muốn hưởng thụ. Cũng có không ít người còn lợi dụng chính sách mở cửa để kiếm lợi riêng cho bản thân mình, bất chấp cả lợi ích quốc gia, dân tộc. Đã xuất hiện tư tưởng sùng bái một cách tuyệt đối các giá trị vật chất cũng như tinh thần của các nước tư bản phát triển dẫn tới đánh mất lòng tự hào dân tộc, làm tăng mức độ đòi hỏi về quyền lợi mà không chú trọng tới nghĩa vụ của bản thân mình đối với Tổ quốc.
          Chiến tranh đã lùi xa được hơn 40 năm, những khoảnh khắc bom đạn đã trôi về miền kí ức, một thế hệ chưa từng nghe tiếng súng, tiếng bom đang dần dần tiến lên làm chủ đất nước, dân tộc lúc này cần đến sự đoàn kết, đừng để lòng yêu nước phai nhạt. Không có dòng sông nào chảy mãi nếu con người không biết khơi nguồn. Tình yêu  nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta luôn có sẵn nhưng cũng có thể bị nguội lạnh nếu không chăm lo, nuôi dưỡng. Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. “...Ngày nay, thước đo lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của công nhân, người lao động chính là không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, ý thức, tác phong công việc, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp... để thích ứng với điều kiện lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu...”.  (Bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên trọng thể đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12 nhiệm kỳ 2018-2023 diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 25/9/2018).
Vì vậy, cùng với tinh thần yêu nước được thể hiện qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động… thì phải xây dựng lòng tự hào dân tộc trong điều kiện hiện nay. Đó là xây dựng tinh thần dám nghĩ, dám làm; tư duy độc lập, sáng tạo trong lao động và học tập; tinh thần vươn lên, vượt qua khó khăn, tạo ra sản phẩm, công việc để làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội; là tinh thần đấu tranh với cái sai, cái xấu, với những vấn đề xã hội bức xúc như quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Xây dựng lòng tự hào dân tộc còn ở chỗ là giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhằm bảo vệ Tổ quốc, trong đó có bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như quan điểm mới của Đảng ta.
Không kêu gọi, hô hào tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc chung chung mà nó phải được đảm bảo thực hiện trong thực tế với những điều kiện và con người cụ thể. Bởi, ngoài sự tự giác thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, thì luật pháp, cơ chế, môi trường, các tổ chức hội, đoàn thể là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Đảng và Nhà nước ta, phải thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật để soi xét những vướng mắc và tự đổi mới mình trong thể chế, cơ chế, chủ trương, chính sách… để mỗi công dân cần, được và có thể thực hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Ngoài ra, cần có các giải pháp và phối hợp từ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng trong xã hội để tạo thành một cơ chế chung thống nhất; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội; việc tôn vinh gương người tốt việc tốt; việc phê phán những biểu hiện của thói vô cảm, hay những tiêu cực đã và đang phát sinh… chính là “môi trường” để qua đó mỗi công dân “tự ngắm” lại mình, chỉnh sửa mình bằng những việc làm ngày càng cụ thể, ích lợi hơn.
Lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước là cội nguồn sức mạnh. Đoàn kết, đồng lòng, sức mạnh trong mỗi con người Việt Nam sẽ được nhân lên gấp bội. Tự hào hai tiếng Việt Nam! Mỗi chúng ta cần thể hiện trách nhiệm công dân bằng những việc làm thiết thực trên từng vị trí công việc và đồng sức, đồng lòng để nhân lên sức mạnh, xây dựng đất nước Việt Nam cường thịnh, xứng đáng với sự hy sinh và lòng mong mỏi của lớp lớp cha anh./.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

HUYỆN EA H’LEO: Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ quân sự xã, thị trấn giỏi năm 2019

Các thí sinh có thành tích cao trong Hội thi

Các thi sinh có thành tích cao trong Hội thi   
Nhằm đánh giá thực chất trình độ, năng lực của các đồng chí bí thư chi bộ quân sự cấp xã; qua đó, có kế hoạch quản lý, bồi dưỡng nâng cao kiến hức toàn diện và năng lực thực hành cho đội ngũ này, góp phần đưa công tác tổ chức xây dựng Đảng trong LLVT huyện đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao. Từ ngày 04 đến ngày 05/4/2019 Đảng bộ Quân sự huyện    phối hợp với Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo tham mưu cho Huyện ủy tổ chức hội thi bí thư chi bộ quân sự xã, thị trấn năm 2019.
   Tham gia hội thi có 12 thí sinh (là bí thư 12 chi bộ quân sự trên địa bàn huyện). Các thí sinh trải qua 3 phần thi gồm: Thi nhận thức, thi soạn thảo văn bản và thi thực hành.
Phần thi nhận thức tập trung vào các văn bản của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân khu và của cấp ủy, chính quyền địa phương về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; về công tác giáo dục QP-AN; xây dựng lực lượng dân quân; xây dựng và huy động lực lượng DBĐV; tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; xây dựng, tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự cấp xã. Trên cơ sở nhận thức, xử trí các tình huống về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Thi soạn thảo văn bản, các thí sinh tiến hành soạn thảo dự thảo nghị quyết lãnh đạo toàn diện (năm), dự thảo nghị quyết lãnh đạo một số nhiệm vụ trọng tâm, khắc phục khâu yếu, mặt yếu (tháng). Kế hoạch xây dựng chi ủy, chi bộ năm 2019. Đối với phần thi thực hành, Điều hành hội nghị chi bộ ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm, (tháng). Hội nghị chi bộ thông qua Kế hoạch xây dựng chi ủy, chi bộ năm 2019.
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên các thí sinh tham gia thi đều nắm vững nội dung, nguyên tắc các bước tiến hành công tác tổ chức xây dựng Đảng; vận dụng linh hoạt giữa tư duy lý luận gắn với hoạt động thực tiễn đơn vị mình. Soạn thảo dự thảo nghị quyết giàu sức chiến đấu, đầy đủ, ngắn gọn, súc tích. Thực hành điều hành chi bộ ra nghị lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sát với tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị.
Hội thi thật sự là dịp để các thí sinh học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng trong tình hình mới.
Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho 04 các thí sinh có thành tích cao, đồng thời chỉ đạo tiếp tục bồi dưỡng để các thi sinh có thành tích cao tiếp tục tham gia hội thi do Bộ CHQS tỉnh tổ chức./.
                                                                                                                                     Thái Ân

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

BAN CHQS HUYÖN EA H’LEO: Phát động thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Sáng ngày 29/3/2019, Ban CHQS huyện Ea H’Leo tổ chức Lễ phát động thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019), hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/9/1969-2/9/2019).
Với chủ đề “Luyện quân, lập công, quyết thắng” và phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, toàn thể cán bộ, sĩ quan, QNCN, DQTV, DBĐV quyết tâm thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị với nhiều nội dung, việc làm ý nghĩa. Trong đó, tập trung xây dựng ý chí, niềm tin, nêu gương trách nhiệm; phấn đấu 100% cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Luôn chủ động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thiết thực hiệu quả, đặc biệt là các hoạt động uống nước nhớ nguồn và thực hiện chính sách hậu phương quân đội./.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

VÌ SAO CHỌN VIỆT NAM ĐỂ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU

Trên thế giới có rất nhiều nước sẵn sàng nhận đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều nhưng hai nước không chọn, mà chỉ chọn Việt Nam?
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, chúng ta huy động tới 1 nghìn cảnh sát ( 100 % quân số), 1 sư đoàn quân đội (15 nghìn người). Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ cho thế giới biết rằng, chúng tôi là đất nước bảo đảm ổn định chính trị tốt hơn bất cứ nước nào trên thế giới...